Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Người sống sót Covid-19: 'Tôi chủ quan đến ngu ngốc'

Song giảng viên đại học 48 tuổi vẫn nhiễm Covid-19, đại dịch đã hoành hành tại Trung Quốc và lan rộng ra thế giới kể từ tháng 12 năm ngoái.

Sau khi hồi phục, ông Park chia sẻ câu chuyện của mình để tạo niềm hy vọng cho gia đình và bạn bè, những người cũng đang cố gắng tự bảo vệ bản thân khỏi virus.

"Chúng ta cần thận trọng! Nhưng đừng hoảng loạn hay sợ hãi. Tôi đã quá ngây thơ và ngu ngốc khi nghĩ rằng dịch bệnh chẳng phải vấn đề của mình", ông Park viết trên trang cá nhân.

Giáo sư đại học Park Hyun đang được điều trị cách ly trong phòng áp lực âm tại bệnh viện. Ảnh: Park Hyun

Giáo sư đại học Park Hyun khi điều trị cách ly trong phòng áp lực âm tại bệnh viện. Ảnh: Park Hyun

Thành phố Busan nơi ông sinh sống đã ghi nhận những bệnh nhân đầu tiên ngày 21/2. Cùng ngày, Park dịch công chứng cảm thấy đau họng và ho khan rất nhẹ. Ba hôm sau, ông bị khó thở về sáng sớm và bắt đầu lo lắng bởi một nhóm bệnh nhân tại cụm dịch Nhà thờ Oncheon sinh sống ở khu phố của mình.

Park ráo riết gọi đến các cơ quan y tế. Người đầu tiên tiếp điện thoại cho biết ông không cần thiết làm xét nghiệm nCoV bởi các trung tâm đã bị quá tải, hàng dài người chờ đợi tại sảnh có thể khiến ông bị lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, họ đánh giá biểu hiện của ông là không quá nghiêm trọng.

Song các triệu chứng dần trở nặng. Trong cuộc gọi thứ ba, giới chức y tế chỉ định ông đến một bệnh viện gần đó để làm xét nghiệm.

Dù chỉ mới sáng sớm, người dân đã xếp thành hàng dài bên ngoài trung tâm. Ông Park được thông báo phải chờ đợi trong vòng 4 giờ.

"Sau 30 phút, tôi lại bị khó thở và ngất xỉu, đầu đập xuống sàn nhà", ông viết. Ông được điều trị chấn thương và xét nghiệm Covid-19 sau đó. Trong thời gian chờ kết quả, giáo sư Park tự cách ly. Hôm sau, bác sĩ cho biết ông dương tính nCoV và yêu cầu ông ở nhà trong vòng 24 giờ trước khị vào bệnh viện điều trị. Giới chức tiếp tục theo dõi hoạt động trong ngày và thường xuyên liên lạc với ông để kiểm tra.

Trong một cuộc điện thoại, nhân viên y tế nhận ra tình trạng bệnh nghiêm trọng và chuyển Park vào danh sách đợi điều tri. Nửa đêm, ông được cách ly tại phòng áp lực âm, khu vực chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Tin lành Đại học Kosin.

Ông Park chụp CT, làm một số xét nghiệm khác và sử dụng máy thở oxy.

Đến ngày 26/2, việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn, song cơn đau ngực của ông vẫn còn dữ dội.

Nhân viên y tế tại Seoul, Hàn Quốc khử trùng một toa tàu điện ngầm để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Ảnh: AP

Nhân viên y tế tại Seoul, Hàn Quốc khử trùng một toa tàu điện ngầm để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Ảnh: AP

"Tôi bị tức ngực và đau bụng. Không chắc đây là do virus hay các loại thuốc mình uống. Tôi sốt nhẹ, tình trạng cũng không ổn định. Ban đầu, cảm giác như có vật nặng đè lên lồng ngực mình. Cơn đau dần dịu đi cho đến lúc chỉ như ai đó véo mạnh vào ngực. Đôi khi tôi thấy đói, tôi biết mình cần phải ăn để sống sót nhưng cơn khó thở khiến thức ăn khó nuốt trôi", ông cho biết.

Sau 9 ngày chiến đấu với căn bệnh, ông được xuất viện. Hiện Park Hyun đang cách ly thêm 14 ngày.

Những người từng tiếp xúc với ông bao gồm mẹ và chị gái đã xét nghiệm và có kết quả âm tính với nCoV.

Ông cảm thấy biết ơn các nhân viên y tế vì đã chăm sóc cho mình "như thể thành viên trong gia đình" và "tránh gây ra những cơn đau không cần thiết trong quá trình tiêm thuốc, mang thức ăn và thậm chí dọn dẹp phòng cho các bệnh nhân".

Tính tới ngày 14/3, Hàn Quốc báo cáo hơn 8.000 trường hợp dương tính với nCoV và 72 ca tử vong. Dù ghi nhận lượng lớn bệnh nhân, tỷ lệ tử vong tại nước này lại thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình được Tổ chức Y tế Thế giới công bố. Một trong những chiến lược thành công nhất để khống chế căn bệnh tại đây là thành lập các trạm xét nghiệm lưu động để giảm thiểu tiếp xúc giữa nhân viên y tế và bệnh nhân.

Thục Linh (Theo SCMP )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét